Tiền đặt cọc chống trốn khi đi lao động Nhật Bản, phải nộp hay không


Khi đi lao động Nhật Bản các bạn thực tập sinh thường sẽ bị yêu cầu phải nộp tiền đặt cọc chống trốn. Số tiền này không quá nhiều nhưng cũng không ít và nó là một phần gánh nặng không nhỏ cho gia đình thực tập sinh. Vậy thực tế các công ty phái cử thu tiền cọc chống trốn là đúng hay sai và TTS có phải nộp tiền này hay không chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tiền đặt cọc chống trốn khi đi lao động Nhật Bản
Tiền đặt cọc chống trốn khi đi lao động Nhật Bản

Tiền đặt cọc chống trốn là gì?

Tiền đặt cọc chống trốn khi đi xuất khẩu lao động là số tiền mà lao động phải nộp cho công ty phái cử để đảm bảo cam kết sẽ tuân thủ nghiêm túc, hoàn thành tốt công việc trong thời gian làm việc ở nước ngoài và trở về nước đúng thời hạn. Nếu người lao động vi phạm các điều khoản, căn cứ vào mức thiệt hại mà phái cử phải chịu sẽ khấu trừ vào số tiền đặt cọc chống trốn này. Nếu người lao động tuân thủ đúng cam kết trong hợp đồng chống trốn thì sau khi về nước sẽ được hoàn trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc này công thêm phần trăm lãi suất của số tiền đó theo định mức gửi tiết kiệm có thời hạn của ngân hàng.

Lấy ví dụ, người lao động nộp 100 triệu tiền chống trốn với một công ty phái cử và thời gian đi làm việc nước ngoài là 1 năm. Sau khi ký kết hợp đồng chống trốn, công ty đã gửi số tiền chống trốn này vào ngân hàng trong kỳ hạn 1 năm và lãi suất ngân hàng lúc đó là 10%. Sau khi người lao động hoàn thành công việc đúng theo hợp đồng và trở về nước đúng thời hạn, công ty phái cử sẽ trả lại cho người lao động số tiền gốc là 100 triệu kèm thêm số tiền lãi gửi ngân hàng là 10% của 100 triệu là 10 triệu. Số tiền người lao động nhận về sẽ là 110 triệu đồng.

Tiền đặt cọc chống trốn là gì?
Tiền đặt cọc chống trốn là gì?

Thực tập sinh có phải nộp tiền cọc chống trốn này không

Hiện lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn có quy định phải nộp tiền chống trốn. Tuy nhiên, cung có nhiều thị trường lao động không yêu cầu phải nộp tiền chống trốn thậm chí đi XKLĐ Nhật Bản còn bị cấm thu tiền chống trốn của thực tập sinh. Chính vì vậy, đi XKLĐ ở các nước khác thì không nói nhưng riêng đi XKLĐ Nhật Bản thì thực tập sinh theo quy định sẽ không phải nộp tiền đặt cọc chống trốn. Thực tế, đa phần người lao động đi XKLĐ Nhật Bản hiện nay vẫn phải nộp tiền cọc chống trốn và hình thức nộp này cũng có thể nói là sai quy định.

Tiền đặt cọc chống trốn khi đi XKLĐ
Tiền đặt cọc chống trốn khi đi XKLĐ

Tại sao phái cử lại thu tiền chống trốn mặc dù bị cấm

Như đã nói bên trên, theo quy định thì việc thu tiền chống trốn bị cấm đối với thị trường Nhật Bản nhưng một số công ty phái cử vẫn âm thầm thu số tiền này. Tại sao vậy? Nguyên nhân đằng sau việc thu tiền chống trốn cũng có nhiều nhưng chủ yếu là do tỉ lệ lao động Nhật Bản bỏ trốn ra ngoài làm lao động bất hợp pháp dần tăng lên. Để đối phó với tình trạng này đã có nhiều biện pháp từ phía chính phủ Nhật Bản cũng như Việt Nam. Phía Việt Nam đã đưa ra mức phạt tiền đối với lao động bỏ trốn là 100 triệu đồng và phía Nhật Bản cũng yêu cầu các công ty phái cử Việt Nam cam kết không thu tiền cọc chống trốn của thực tập sinh để giảm bớt gánh nặng tài chính khi sang Nhật làm việc. Những biện pháp này vẫn chưa thực sự hiệu quả và phái cử vẫn phải chịu những tổn thất về tiền bạc cũng như danh tiếng khi lao động của mình bỏ trốn. Vì thế, việc thu tiền cọc chống trốn không chỉ giúp phía cử giảm thiểu thiệt hại mà cũng là một biện pháp nhắc nhở lao động không nên bỏ trốn.

Tiền đặt cọc chống trốn khi đi XKLĐ Nhật Bản
Tiền đặt cọc chống trốn khi đi XKLĐ Nhật Bản

Lợi hại đằng sau những khoản tiền đặt cọc chống trốn

Mặc dù thu tiền chốn trốn là sai quy định nhưng để đảm bảo an toàn nên một số công ty phái cử “cực chẳng đã” vẫn phải cố gắng mà thu. Tuy nhiên, đằng sau những khoản tiền chống trốn này lại là cả những vấn đề rất phức tạp phát sinh lợi có mà hại cũng có. Theo kinh nghiệm mà mình biết cũng như tổng hợp được thì một số vấn đề liên quan đến tiền đặt cọc chốn trốn các bạn cần lưu ý như sau:

Tiền đặt cọc chống trốn khiến lao đông tăng thêm áp lực tâm lý

Các bạn thử nghĩ xem, những người đi lao động nước ngoài hầu hết đều là người có điều kiện kinh tế không được tốt. Để có thể sang Nhật Bản làm việc họ phải đi vay mượn khá nhiều từ người thân, bạn bè thậm chí là phải đi vay ngân hàng. Nếu bỗng dưng lao động lại phải lo thêm cả một khoản tiền chống trốn khoảng 100 triệu đồng nữa thì số tiền lãi thực sự là một gánh nặng rất lớn. Thế nên, tiền đặt cọc chống trốn đã được phía Nhật Bản yêu cầu phái cử không được thu của lao động để giúp lao động yên tâm hơn khi sang Nhật làm việc.

Tiền chống trốn giúp giảm tỉ lệ bỏ trốn

Thực tế ra mà nói, tiền chống trốn ít nhiều cũng có hiệu quả giúp giảm tỉ lệ bỏ trốn. Các bạn cứ nghĩ xem, nếu một người đi làm việc tại Nhật trong 3 năm dành dụm được khoảng 300 triệu đồng. Nếu lao động đó bỏ trốn coi như vứt đi 1/3 số tiền dành dụm được trong 3 năm. Nếu quãng thời gian tiếp theo mọi việc thuận lợi thì cũng không có gì đáng nói nhưng nếu các bạn gặp rủi ro về công việc hay bị phát hiện làm việc bất hợp pháp bị trục xuất về nước thì sao. Do đó, tiền đặt cọc chống trốn cũng làm tăng khả năng khiến các lao động có ý định bỏ trốn suy nghĩ lại.

Tiền chống trốn là chiêu bài để một số người lợi dụng

Vấn đề này mới là vấn đề quan trọng cần nói liên quan đến tiền chống trốn. Trong hợp đồng chống trốn mà lao động ký với phái cử thường đều có một mục ghi rõ nếu lao động không về nước đúng thời hạn như trong hợp đồng thì sẽ mất toàn bộ số tiền chống trốn. Chính quy định này là ràng buộc giúp giảm tỉ lệ bỏ trốn nhưng cũng là thứ để một số người có ý xấu lợi dụng mà cụ thể chính là các bên phái cử. 

Một số bên phái cử sau khi đưa người lao động sang nước ngoài làm việc đã lợi dụng số tiền chống trốn này để kiếm lời. Phái cử sẽ tìm một số cách để “mở đường” cho các thực tập sinh đang làm việc ở Nhật có cơ hội và có ý muốn trốn ra ngoài làm việc sau khi đã hết hạn hợp đồng. Việc “mở đường” này khiến tăng tỉ lệ lao động bỏ trốn nhưng lại khiến công ty phái cử thu về những khoản tiền chống trốn không hề nhỏ. Vấn đề này hơi nhạy cảm và sẽ có nhiều bạn nghĩ rằng không thực tế vì chẳng có bên phái cử nào lại muốn lao động của mình bỏ trốn cả. Mình cũng chỉ nêu ra như vậy vì mình từng biết có trường hợp như vậy, các bạn tin hay không thì có thể tìm các bài báo cũ sẽ thấy.

Tiền đặt cọc chống trốn khi đi XKLĐ Nhật Bản
Tiền đặt cọc chống trốn khi đi XKLĐ Nhật Bản

Kết lại, tiền đặt cọc chống trốn khi đi XKLĐ Nhật Bản hiện nay là một khoản thu sai quy định. Tuy nhiên, bất đắc dĩ nhiều công ty vẫn phải thu gây nên nhiều vấn đề nghi ngại. Dù vậy, quyết định có đi lao động Nhật Bản hay không và có nộp tiền cọc chống trốn hay không vẫn là ở phía người lao động. Nếu các bạn thấy như vậy mặc dù sai quy định nhưng vẫn hợp lý và điều kiện công ty đưa ra chấp nhận được thì vẫn có thể cân nhắc. Còn nếu không, hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định nộp bất kỳ khoản phí nào để đi lao động nước ngoài. 

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề: