Núi Phú Sĩ Nhật Bản, một trong ba ngọn núi thánh của xứ Phù Tang


Khi nhắc đến Nhật Bản, bạn chắc hẳn sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ hùng tráng, oai nghiêm. Được mệnh danh là ngọn núi cao nhất của đất nước mặt trời mọc, núi Phú Sĩ còn là di tích lịch sử, một biểu tượng thiêng liêng của mỗi người dân nơi đây. Núi Phú Sĩ Nhật Bản được UNESCO vinh danh là một trong những Di sản thế giới vào ngày 22 tháng 6 năm 2013. Theo UNESCO, nơi đây đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và nhà thơ và là điểm đến của cuộc hành hương trong nhiều thế kỷ qua.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản, một trong ba ngọn núi thánh của xứ Phù Tang
Núi Phú Sĩ Nhật Bản, một trong ba ngọn núi thánh của xứ Phù Tang

Nguồn gốc tên gọi của núi Phú Sĩ

Tới tận bây giờ, người ta vẫn chưa biết chính xác tên gọi ngọn núi Phú Sĩ được bắt đầu từ khi nào. Theo nội dung câu truyện cổ tích Ông lão đốn tre (hay còn gọi là truyện Công chúa Ánh trăng), tên ngọn núi được lấy từ ý nghĩa bất tử, và cũng xuất phát từ hình ảnh đoàn lính leo lên dốc núi để thực hiện mệnh lệnh của Thiên hoàng. Một trong những từ gốc dân gian cổ nhất lại cho rằng từ Fuji xuất phát từ chữ 不二 (bất + nhị), có nghĩa là có một không hai. Một từ gốc dân gian khác cho rằng nó xuất phát từ chữ 不尽 (bất tận), với ý nghĩa  không bao giờ kết thúc. Có lẽ từ gốc phổ biến nhất là từ cho rằng tên của ngọn núi có chữ Hán là 富士 (phú sĩ).

Một học giả người Nhật thời kì Edo cho rằng núi Phú Sĩ được lấy tên từ một từ, có nghĩa là “ngọn núi giống như chiếc tai của cây lúa”. Theo một nhà truyền đạo người Anh Bob Chiggleson (1854 – 1944), ông lại cho rằng tên gọi có nguồn gốc từ tiếng Ainu, nghĩa là ngọn lửa (fuchi) của vị thần Lửa (Kamui Fuichi). Tuy nhiên, nhà ngôn ngữ học Kyōsuke Kindaichi (1882–1971) lại phản bác nhận định đó dựa trên dẫn chứng về sự phát triển ngữ âm (sự thay đổi âm). Theo ông, huchi có nghĩa là “bà lão” và ape nghĩa là lửa. Như vậy, ape huchi kamuy nghĩa là vị thần Lửa. Cũng có nghiên cứu cho rằng từ Fuji lấy từ tiếng Yamato chứ không phải từ ngôn ngữ Ainu. Nhà ngôn ngữ học hiện đại Alexander Vovin đưa ra giả thuyết dựa trên tiếng Nhật Trung cổ, cách đọc /puⁿzi/ có thể được mượn từ 火主 nghĩa là thần lửa.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản - nguồn gốc và tên gọi
Núi Phú Sĩ Nhật Bản – nguồn gốc và tên gọi

Những tên gọi khác của núi Phú Sĩ

Trong tiếng Anh, ngọn núi được viết với tên Mount Fuji, đôi khi là Fuji-san, Fujiyama hoặc Mt. Fujiyama do chữ 山 (sơn) trong tiếng Nhật có nhiều cách đọc là San, Zan và Yama. Với những người nói tiếng Nhật, họ thích dùng tên gọi Fuji-san hơn cả. Ngoài ra, trong tiếng Nhật, từ “富士” có thể được phát âm thành “Huzi” do đặc trưng của âm ふ(“fu”, thuộc hàng “ha” trong tiếng Nhật). Tuy nhiên, cách phát âm chuẩn vẫn là “Fuji”.

Núi Phú Sĩ còn có các tên gọi khác cũ hơn hoặc thi vị hơn như: Fuji-no-Yama (ふじの山), Fuji-no-Takane (ふじの高嶺), Fuyō-hō (芙蓉峰) và Fu-gaku (富岳 hoặc 富嶽).Những cách gọi này được tạo ra bằng cách kết hợp chữ đầu của từ富士 (Fuji) và 岳 (núi).

Tên gọi khác của núi Phú Sĩ
Tên gọi khác của núi Phú Sĩ

Vị trí địa lý của núi Phú Sĩ Nhật Bản

Trải dài trên địa phận hai tỉnh  Shizuoka và Yamanashi, núi Phú Sĩ cách thủ đô Tokyo gần 140 km về phía Tây Nam. Với độ cao tuyệt đối 3.776 mét nên vào những ngày đẹp trời bạn có thể dễ dàng ngắm nhìn núi Phú Sĩ ở rất nhiều khu vực lân cận. Thậm chí, một số tạp chí của Nhật còn đưa ra bình chọn top 10 điểm ngắm núi Phú Sĩ đẹp nhất hàng năm và được rất nhiều người quan tâm.

Xem thêm: Núi Phú Sĩ cách Tokyo bao xa

Núi Phú Sĩ nằm trên đảo Honshu thuộc công viên quốc gia Fuji-Hakone-Izu nhìn xuống Thái Bình Dương cuộn sóng. Núi Phú Sĩ được bao quanh bởi ba thành phố nhỏ xinh đẹp đó là Gotemba ở hướng Đông, Fuji-Yoshida ở hướng Bắc và thành phố Fujinomiya ở hướng Tây Nam. Dưới chân núi có năm hồ nước ngọt lớn là hồ Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và hồ Shoji. Năm hồ xinh đẹp này cùng với hồ Ashi gần đó góp phần tô điểm cho cảnh quan xung quanh ngọn núi thêm thơ mộng. Bên cạnh đó, ở chân núi Phú Sĩ còn có khu rừng tự sát Aokigahara rất nổi tiếng từng được nhắc đến trong tiểu thuyết “Nơi hoàn hảo để chết”.

Núi Phú Sĩ nằm ở đâu?
Núi Phú Sĩ nằm ở đâu?

Núi Phú Sĩ – từ truyền thuyết cho đến biểu tượng của nước Nhật

Phú Sĩ hiện là núi lửa đang hoạt động, với ngọn hình nón cân đối quanh năm tuyết phủ đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và nhà thơ Nhật Bản. Đặc biệt sau năm 1600 khi Edo (Tokyo ngày nay) trở thành thủ đô của đất nước và người dân có thể ngắm nhìn ngọn núi khi du hành trên tuyến đường Tokaido, vẻ đẹp của Phú Sĩ càng được ca ngợi nhiều hơn, trở thành đề tài nổi bật trong các tác phẩm văn chương và hội họa trong nước. Hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ tráng lệ gần như luôn xuất hiện trong các tác phẩm của họa sĩ nổi tiếng Tamako Kataoka.

Theo ghi chép xưa, người đầu tiên leo đến đỉnh núi là một nhà sư khuyết danh vào năm 663. Người ta cho rằng, vì đỉnh núi là nơi linh thiêng nên phụ nữ không được phép đặt chân tới. Đến cuối thời Meiji, điều cấm kị này mới không còn tồn tại nữa. Núi Phú Sĩ cũng là địa điểm truyền thống của các chiến binh xưa. Chiến binh Samurai đã từng hay say luyện tập dưới chân núi, nơi gần thành phố Gotemba ngày nay.

Năm 1290, Nikko Shonin, một đệ tử cấp cao của Nichiren và là cựu linh mục trưởng của đền Kuonji ở núi Minobu, đã xây dựng quần thể đền Taiseki-ji ngay dưới chân núi Phú Sĩ. Taiseki-ji đã trở thành trung tâm hành chính và tôn giáo của Phật giáo Nichiren Shoshu. Nơi đây đã thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước tới tham quan và hành hương mỗi năm.

Núi Phú Sĩ Nhật Bản
Núi Phú Sĩ Nhật Bản

Theo ghi chép, người nước ngoài đầu tiên trèo lên đỉnh núi Phú Sĩ là Rutherford Alcock, nhà ngoại giao đầu tiên của nước Anh ở Nhật Bản. Rutherfold Alcock lần đầu chinh phục ngọn núi vào tháng 9 năm 1868. Ông mất tám giờ để leo từ chân núi lên tới đỉnh, nhưng chỉ mất ba giờ để leo xuống được chân núi. Nhờ có cuốn tự truyện của ông, hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ hùng tráng oai nghiêm được giới thiệu rộng rãi ở các nước phương Tây. Người phụ nữ nước ngoài đầu tiên thực hiện thành công việc leo núi chính là Fanny Parkes, phu nhân của một nhà ngoại giao Anh tên Harry Parkes vào năm 1869. Và cũng cùng năm này, nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh-Ý, Felix Beato, cũng đặt chân tới đỉnh ngọn núi này.

Ngày nay, núi Phú Sĩ không chỉ là danh thắng nổi tiếng thế giới, mà nơi đây còn là địa điểm leo núi lý tưởng cho những ai muốn chinh phục đỉnh cao. Vào đầu thế kỉ 20, nhà giáo dục vĩ đại người Mĩ Frederick Starr đã có những bài thuyết giảng nổi tiếng của mình về các lần leo núi Phú Sĩ vào các năm 1913, 1919 và năm 1923. Có một điều khá thú vị là, có câu ngạn ngữ Nhật rằng, người khôn ngoan chỉ leo Phú Sĩ một lần trong đời thôi, còn đâu chỉ có kẻ ngốc mới leo tới lần thứ hai.

Hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ trở thành biểu tượng của văn hóa Nhật Bản. Nó xuất hiện trong nhiều phần giới thiệu phim, hay trở thành nguồn cảm hứng của thiết kế logo thương hiệu Infiniti, thậm chí, trên hộp thuốc cũng có hình ảnh núi Phú Sĩ. Năm 2005, Cục Phòng vệ Nhật Bản và Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành tập trận ở gần chân núi Phú Sĩ. Ngày 22 tháng 6 năm 2013, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh núi Phú Sĩ vào danh sách Di sản văn hóa thế giới.

Núi Phú Sĩ - Biểu tượng của đất nước Nhật Bản
Núi Phú Sĩ – Biểu tượng của đất nước Nhật Bản

Hành hương lên núi Phú Sĩ

Ngày nay, núi Phú Sĩ không chỉ là danh thắng nổi tiếng thế giới, mà nơi đây còn là địa điểm leo núi lý tưởng cho những ai muốn chinh phục đỉnh cao. Vào đầu thế kỉ 20, nhà giáo dục vĩ đại người Mĩ Frederick Starr đã có những bài thuyết giảng nổi tiếng của mình về các lần leo núi Phú Sĩ vào các năm 1913, 1919 và năm 1923.

Theo ghi chép xa xưa, người đầu tiên đặt chân tới đỉnh núi Phú Sĩ là một nhà sư khuyết danh vào năm 663. Người nước ngoài đầu tiên trèo lên đỉnh núi Phú Sĩ là Rutherford Alcock, nhà ngoại giao đầu tiên của nước Anh ở Nhật Bản. Rutherfold Alcock lần đầu chinh phục ngọn núi vào tháng 9 năm 1868. Ông mất tám giờ để leo từ chân núi lên tới đỉnh, nhưng chỉ mất ba giờ để leo xuống được chân núi. Nhờ có cuốn tự truyện của ông, hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ hùng tráng oai nghiêm được giới thiệu rộng rãi ở các nước phương Tây. Người phụ nữ nước ngoài đầu tiên thực hiện thành công việc leo núi chính là Fanny Parkes, phu nhân của một nhà ngoại giao Anh tên Harry Parkes vào năm 1869. Và cũng cùng năm này, nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh-Ý, Felix Beato, cũng đặt chân tới đỉnh ngọn núi này.

Mùa leo núi Phú Sĩ thường bắt đầu vào đầu tháng 7, và kết thúc vào đầu tháng 9. Tuy nhiên, việc leo núi cũng còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và lượng tuyết bao phủ. Khoảng thời gian từ tháng 10 tới tháng 5 không thể leo núi vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt, và các trạm leo, quán trọ dừng chân không hoạt động. Theo thống kê, có khoảng từ 200 000 đến 300 000 ngàn lượt người leo núi mỗi năm. Năm 2012 chứng kiến lượng người leo núi nhiều nhất, với 320 980 lượt. Đường đi thường chia ra làm 10 trạm cơ bản, trong đó có 4 trạm chính là: Yoshida, Subashiri, Gotemba và Fujinomiya. Hành trình leo núi thường xuất phát vào ban đêm để đến lúc tới đỉnh cũng là lúc mặt trời mọc sớm mai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, tráng lệ của núi Phú Sĩ. Tuy nhiên, khi có quá nhiều du khách leo núi, các sự cố cũng như rác thải cũng trở thành vấn nạn nơi đây.

Hàng trăm ngàn người hành hương lên núi Phú Sĩ mỗi năm
Hàng trăm ngàn người hành hương lên núi Phú Sĩ mỗi năm

Núi Phú Sĩ đội nón

Một hình ảnh rất độc đáo của núi Phú Sĩ chính là núi Phú Sĩ đội nón. Hiện chưa có giải thích chính xác về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng có thể nói rằng đây chính là một trong những hiện tượng kỳ lạ và tuyệt đẹp ở xứ Phù Tang. Vào những thời điểm đặc biệt, núi Phú Sĩ được bao phủ bởi những tầng mây hình nón tuyệt đẹp che khuất đỉnh núi. Nhìn từ xa, người ta thường liên tưởng đến một samurai đội nón rộng vành.

Núi Phú Sĩ đội nón
Núi Phú Sĩ đội nón

Truyền thuyết về núi Phú Sĩ: Công chúa Ánh Trăng

Không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp và sự hùng vĩ, núi Phú Sĩ còn thêm lôi cuốn bởi những truyền thuyết thú vị xoay quanh nó. Một truyền thuyết được nhiều người biết đến nhất chính là câu truyện Công chúa Ánh trăng, một truyện cổ tích dân gian thế kỉ thứ 10 của Nhật Bản. Nó được xem là truyện kể lâu đời nhất của văn học Nhật Bản, và cũng là một trong những tác phẩm khoa học giả tưởng ra đời sớm nhất trên thế giới. Đặc biệt hơn, truyện cổ tích này là cũng là một trong những văn tự cổ coi Mặt trăng là nơi có sự sống và con người có thể di chuyển giữa Mặt trăng và Trái đất. Câu truyện này còn được biết đến với những tên gọi khác như Ông lão đốn tre, Nàng tiên trong ống tre, hay Công chúa Kaguya.

Giống như tên gọi, câu truyện kể về cuộc đời của nàng công chúa Kaguya. Truyện kể rằng, ở một làng nọ có hai vợ chồng người đốn tre, tuy nhiều tuổi nhưng vẫn chưa có mụn con nào. Ngày ngày, ông lão lên rừng chặt tre, mang về làm thành nhiều đồ để mang đi chợ bán. Một hôm, đang trên đường đi tới rừng tre, ông bỗng thấy có một cây tre phát ra thứ ánh sáng kì lạ. Vì quá tò mò nên ông lão liền tiến lại gần, chặt thân tre đặc biết ấy ra xem. Thật bất ngờ, ông phát hiện trong đốt tre là một bé gái nhỏ bằng ngón tay cái. Cô bé đó vô cùng xinh đẹp, đáng yêu. Ông lão vô cùng vui sướng, liền mang cô bé về nhà nuôi nấng. Vì hai vợ chồng hiếm con, nên cả hai đều hết mực thương yêu, coi cô bé như chính con gái ruột của mình và đặt tên là Kaguya. Kể từ đó, mỗi lần vào rừng đốn tre, ông lão đều nhặt được trong thân tre một thỏi vàng. Nhờ đó, cuộc sống của hai vợ chồng trở nên giàu có.

Cô bé nhỏ xíu ngày nào đã trở thành một thiếu nữ nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn, không một ai sánh kịp. Ông lão cố gắng giấu không muốn người  ngoài biết đến con gái xinh đẹp của mình, nhưng rồi dần dần, sắc đẹp của nàng cũng được mọi người biết đến.

Truyền thuyết công chúa ánh trăng
Truyền thuyết công chúa ánh trăng

Cuối cùng, có năm vị hoàng tử tới nhà ông lão đã thuyết phục được ông cho mình hỏi cưới nàng. Nghe lời cha, Kaguya đành đánh đố các hoàng tử mỗi người phải mang tới cho mình một món quà đặc biệt. Đêm hôm đó, ông dặn mỗi chàng hoàng tử họ cần phải mang lễ vật gì tới. Nàng Kaguya yêu cầu chàng hoàng tử thứ nhất mang đến chiếc bình bát của Đức Phật bên Ấn Độ, chàng thứ hai mang tới nhánh cây udonge châu báu từ núi Bồng Lai, chàng thứ ba cần mang tới chiếc áo lông chuột lửa huyền thoại của Trung Quốc, chàng thứ tư mang tới viên đá ngũ sắc lấy trên cổ con rồng, và chàng hoàng tử cuối cùng mang đến vỏ ốc từ con chim nhạn.

Biết mình không thể tìm được chiếc bình bát của Đức Phật, chàng hoàng tử đầu tiên quay lại với một chiếc bát đắt tiền khác, hi vọng nàng Kaguya không thể phát hiện ra. Khi nhìn chiếc bát giả đó, nàng Kaguya không hề thấy chiếc bát phản chiếu ánh hào quang nên nàng biết vị hoàng tử này không hề thực lòng. Hai chàng hoàng tử khác cũng toan lừa gạt nàng nhưng rồi thất bại. Chàng hoàng tử thứ tư đã chấp nhận bỏ cuộc khi đương đầu với cơn bão trên đường tìm kiếm viên đá ngũ sắc, và chàng hoàng tử cuối cùng phải bỏ mạng khi cố tìm được lễ vật nàng yêu cầu.

Sau đó, Thiên hoàng cũng đến gặp nàng Kaguya. Say mê trước vẻ đẹp kiều diễm của nàng, Thiên hoàng muốn cưới nàng làm phi tử. Mặc dù không buộc nhà vua phải chịu những nhiệm vụ bất khả thi như năm vị hoàng tử trước, Kaguya vẫn cương quyết từ chối lời cầu hôn của Thiên hoàng. Nàng nói mình không phải là người dân nơi này, và nàng cũng không thể bước vào cung điện được. Nàng vẫn giữ liên lạc với Thiên hoàng, nhưng luôn từ chối những lời cầu hôn.

Tới mùa hè năm đó, mỗi khi nhìn thấy trăng tròn, nàng Kaguya lại bật khóc nức nở. Cha mẹ nuôi nuôi vô cùng lo lắng, gặng hỏi mãi nhưng nàng không thể tỏ lời. Nàng càng ngày càng trở nên rối bời. Cuối cùng, Kaguya cũng chịu giải thích với bỗ mẹ rằng, nàng không phải là người trần thế, và sắp đến lúc phải trở về Cung trăng – nơi mới thực sự là nhà của nàng.

Gần tới ngày nàng phải trở về, Thiên hoàng cử nhiều quân lính canh gác nhà nàng, để bảo vệ nàng không bị người Cung trăng đưa đi. Thế nhưng, khi sứ giả nhà Trời tới trước cửa nhà ông lão, một luồng ánh sáng lạ làm cho tất cả đám quân lính bị lóa mắt. Kaguya nói rằng, mặc dù nàng vô cùng thương yêu bố mẹ và yêu quý những người bạn trần gian khác, nhưng nàng phải quay trở về Cung trăng – đó mới chính là ngôi nhà thực sự của nàng. Trước khi rời đi, nàng gửi cha mẹ nuôi chiếc áo choàng mình mặc để làm kỉ niệm, và nhờ quân lính gửi Thiên hoàng bức thư từ biệt cùng với thuốc trường sinh bất từ. Lúc đưa thư, chiếc áo choàng lông khoác lên vai nàng, và nàng liền quên hết mọi lưu luyến nơi trần gian. Đoàn người nhà Trời đưa nàng trở lại Cung trăng, để lại cha mẹ nuôi của nàng khóc thương thảm thiết.

Gần kề ngày nàng trở về, Thiên hoàng cử nhiều quân lính canh gác nhà nàng, tránh cho người Cung trăng vào. Thế nhưng khi sứ giả nhà Trời đến trước cửa nhà ông lão, một thứ ánh sáng lạ lùng làm quân lính bị loá mắt. Kaguya-hime nói rằng dù nàng thương yêu người trần, nàng phải quay về nhà mình trên Cung trăng. Nàng gửi cha mẹ nuôi chiếc áo choàng mình mặc và gửi Thiên hoàng thuốc Trường sinh bất tử đính kèm lá thư từ biệt cho Thiên hoàng đưa gửi nhờ quân lính. Lúc đưa thư, chiếc ào choàng lông khoác lên vai nàng và nàng quên đi mọi lưu luyến với Trần thế. Đoàn người nhà Trời đưa nàng trở về Cung trăng, để lại cha mẹ nuôi của nàng khóc thương thảm thiết.

Sau khi Kaguya rời đi, cha mẹ nuôi nàng vô cùng buồn bã, lâu ngày đều lâm bệnh. Còn về Thiên hoàng, từ lúc nhận được lá thư từ biệt và di vật cuối cùng của nàng, Thiên hoàng vô cùng buồn thương. Ngài hỏi quân lính: “Ngọn núi  nào gần trời nhất?” và nhận được câu trả lời, đó chính là đỉnh núi tỉnh Suruga. Ngài liền sai lính mang lá thư đến đỉnh núi đó rồi đốt đi với hi vọng rằng, ở  trên trời cao, Kaguya có thể thấu hiểu tấm lòng của mình dành cho nàng. Thiên hoàng cũng sai đốt thuốc trường sinh bất tử bởi vì, ngài không muốn được trường sinh mà không thể nhìn thấy nàng lần nữa. Và từ đó, ngọn núi này được mang tên Bất tử (不死 fushi, hay fuji) . Theo Hán tự, núi Phú Sĩ (富士山, Phú Sĩ Sơn) có nghĩa đen là “Núi nhiều binh sĩ”, bắt nguồn từ việc quân lính leo lên núi để thực hiện mệnh lệnh của Thiên hoàng. Dân gian còn tương truyền rằng, ngày nay vẫn còn khói bốc lên từ việc đốt thư và thuốc trường sinh xa xưa.

Tham khảo thêm: https://en.wikipedia.org/wiki/Mount_Fuji

Bài viết ngẫu nhiên cùng chủ đề: